Một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất

đo mức nước bằng cảm biến áp suất

Cũng giống như bất kỳ một loại thiết bị cảm biến dùng trong công nghiệp nào, cảm biến áp suất là một thiết bị được sử dụng khá nhiều trong các ứng dụng công nghiệp tự động hóa. Có thể nói, bất kỳ một ứng dụng nào trong nhà máy cũng đều liên quan đến cảm biến đo áp suất. Trong phạm vi bài viết này, mình xin chia sẻ về một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất trong công nghiệp để thiết bị chúng ta mua về có thời gian sử dụng cao nhất cùng với độ chính xác cao nhất.

Cảm biến đo áp suất
Cảm biến đo áp suất SR1 của hãng Georgin-Pháp

Hầu hết trong các nhà máy hiện nay, từ nhà máy bia, xi măng, sữa, dầu khí, lò hơi… đều có sử dụng cảm biến đo áp suất. Và trong mỗi ứng dụng này, đều có các dải đo khác nhau:

  • Chúng ta có thể đo áp suất nước với dải đo thông thường là dưới 25bar và nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường, đây là một môi trường khá dễ tính và thân thiện.
  • Và đo áp suất trong các máy nén thủy lực với áp suất cao; trung bình là trên 100bar. Đây cũng là một môi trường khá dễ tính, ta chỉ cần lưu ý nhiều đến dải đo áp suất để tránh việc quá áp dẫn đến hư hỏng.
  • Đo áp suất trong các lò hơi với đặc điểm là nhiệt độ cao, có thể lên đến 200 độ C. Đây là một môi trường khá khó tính, việc đo áp suất trong môi trường này cần lưu ý nhiều nhất là vấn đề nhiệt độ.
  • Hoặc đo áp suất chân không với dải đo là từ -1bar đến 0bar.

Vậy khi đo áp suất trong các môi trường này, ta cần lưu ý những yếu tố nào. Mình xin chia sẻ một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất sau đây:

Cảm biến áp suất và một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất trong công nghiệp:

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số lưu ý trước khi mua thiết bị nhé:

Các lưu ý khi mua cảm biến áp suất:

  • Dải đo cảm biến áp suất:

Đây là yếu tố tiên quyết và rất quan trọng đối với việc lựa chọn cảm biến áp suất. Vì nếu chúng ta chọn đúng dải đo áp suất thì độ chính xác sẽ cao hơn. Ví dụ ta cần đo áp suất trong đường ống có áp suất là từ 0 đến 5bar, thì ta chỉ nên chọn cảm biến áp suất có dải đo gần nhất với dải đo cần đo, nghĩa là 0 đến 6 bar hoặc 0-10bar là tốt nhất. Vì nếu chọn dải đo càng lớn, độ sai số sẽ càng cao.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với một số ứng dụng đo áp suất trong các ứng dụng đo áp suất khí, áp suất quạt trong lò hơi, áp suất trong các phòng sạch với áp suất cực kỳ nhỏ, chỉ vài Pascal hoặc kPa. Việc lựa chọn dải đo đối với những môi trường này là phải cực kỳ chính xác.

  • Ren kết nối của cảm biến áp suất:

Thông thường, cảm biến áp suất sẽ có các chuẩn kết nối là G1/4”, G1/2” hoặc NPT 1/2, NPT 1/4. Tuy nhiên đối với một số môi trường đặc biệt như là môi trường thực phẩm, ta bắt buộc phải dùng loại kết nối clamp bởi vì đây là tiêu chuẩn bắt buộc khi sử dụng trong môi trường thực phẩm.

một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất
Các chuẩn ren kết nối cảm biến áp suất
  • Nhiệt độ môi trường làm việc:

Các loại cảm biến áp suất hiện nay trên thị trường đều có nhiệt độ môi trường làm việc tầm khoảng 85 độ C trở lại. Vì thế khi lựa chọn cảm biến áp suất; nếu môi trường cần đo có nhiệt độ cao hơn; ta phải dùng thêm các loại phụ kiện để giảm nhiệt độ cho cảm biến; như ống siphon hoặc các loại cooling giảm nhiệt.

một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất
Ống siphon giảm nhiệt cho cảm biến áp suất
  • Môi trường lắp đặt cảm biến:

Khi dùng cảm biến đo áp suất thì môi trường lắp khá quan trọng. Nếu dùng cho nước thông thường thì chỉ cần loại cảm biến có màng ceramic và vật liệu 316L. Nếu dùng cho axit hoặc các chất dễ ăn mòn; ta phải dùng vật liệu màng Hastelloy C hoặc màng bọc PTFE.

Ngoài ra, đối với một số môi trường đặc biệt như là thực phẩm; ta phải dùng loại cảm biến áp suất màng.

Nếu dùng trong xăng dầu chất dễ cháy; phải cần thêm chứng chỉ chống cháy nổ cho cảm biến; phải dùng được trong Zone 0.

cảm biến đo áp suất
Các dải đo áp suất thông thường

Các lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất:

Ngoài các lưu ý khi chọn mua cảm biến thì mình cũng chia sẻ thêm một số lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất. Khi đã chọn mua được một thiết bị chuẩn rồi; mà chúng ta lắp đặt không đúng thì cũng có thể dẫn đến việc đo áp suất có sai số cao và độ bền của sản phẩm cũng không được lâu. Vì thế, mình xin nêu ra một số lưu ý khi lắp đặt cảm biến đo áp suất như sau:

  • Ren kết nối:

Dĩ nhiên là khi chọn mua thiết bị; ta phải dùng loại thiết bị có chân ren kết nối phù hợp với ren kết nối của vị trí lắp đặt. Tuy nhiên, trong trường hợp ta cần dùng gấp mà lại không có chuẩn kết nối chúng ta cần; thì ta phải dùng thêm bộ chuyển ren, thiết bị này được bán khá nhiều trên thị trường.

  • Môi trường hoạt động của cảm biến

Đối với các môi trường có nhiệt độ cao; ta nên lắp thêm ống siphon để giảm nhiệt cho cảm biến. Việc duy trì nhiệt độ ổn định cũng sẽ giúp cảm biến hoạt động được lâu dài hơn.

  • Kết nối điện: 

Thông thường, cảm biến áp suất sẽ có 1 chân dương (+) và 1 chân âm (-); chúng ta cần xác định rõ vị trí chân dương và chân âm để kết nối nguồn chính xác cho thiết bị.

một số lưu ý khi dùng cảm biến áp suất
Sơ đồ kết nối điện của cảm biến áp suất

Trên đây là những chia sẻ của mình về các lưu ý khi dùng cảm biến áp suất trong công nghiệp. Hy vọng bài viết này có thể giúp mọi người hiểu thêm về một số lưu ý khi chọn mua cũng như lắp đặt thiết bị cảm biến áp suất. Chúc mọi người thành công!

Để lựa chọn một thiết bị cảm biến áp suất tiêu chuẩn cao, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn; chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn để mang đến một sản phẩm tốt nhất cho khách hàng; kể cả đối với khách hàng không dùng sản phẩm của chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Mobile/Zalo: 0987 0983 11 – Mr Triết

Mail: triet.nguyen@huphaco.vn

Các bài viết khác có thể tham khảo thêm:

Các phương pháp sử dụng cảm biến đo mức chất lỏng của hãng Dinel

Bộ điều khiển tín hiệu áp suất xuất xứ G7

Tầm quan trọng của cảm biến nhiệt độ Pt100

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *