Cảm biến đo mức nước thải

Đối với các loại cảm biến đo mức nước thải, ta cần phải chọn lọc khá kỹ, bởi vì chỉ cần chọn sai, cảm biến ta dùng sẽ dễ bị hư hỏng, gây thiệt hại cũng kha khá.

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ đề cập đến 1 vài những loại cảm biến chuyên dùng để đo nước thải mà ta thường thấy nhất hiện nay. Từ các loại cảm biến nhẹ đô như cảm biến siêu âm đo nước thải, cảm biến thả chìm đo nước thải,… đến cái loại cảm biến điện dung đo nước thải, cảm biến đo mức hoá chất ăn mòn…

Tất cả mình sẽ đề cập trong bài viết hôm nay.

Vì sao phải chú ý khi chọn cảm biến đo mức nước thải?

Nước thải nói riêng hay là các dung dịch ăn mòn hoá học nói chung như là acid, hoá chất,… là một môi trường khá là phức tạp và khá là khó xử lý. Đặc biệt là đối với các loại nước thải công nghiệp nặng như nước thải nhà máy dệt, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy sản xuất giày da, xưởng nhuộm vải… thì các loại hoá chất trong nước còn rất nhiều và rất khó để xử lý triệt để.

Bởi vậy nên khi sử dụng các loại cảm biến đo mức nước thải, ta cần phải lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau để cảm biến hoạt động tốt nhất và tránh bị hư hỏng:

  • Môi trường nước thải là trước xử lý hay sau xử lý? Nếu trước xử lý thì phải chọn loại cảm biến tốt để tránh bị ăn mòn, hư hỏng.
  • Dung dịch acid có đậm đặc không? Nồng độ bao nhiêu %? Đối với acid đậm đặc, cách tốt nhất là chọn loại cảm biến có bọc nhựa để đảm bảo an toàn.
  • Hoá chất là hoá chất gì, độ ăn mòn cao không? 
  • Vị trí lắp đặt có hẹp không? Nếu vị trí hẹp, ta phải dùng loại cảm biến thả chìm hoặc cảm biến điện dung. Còn nếu vị trí lắp đặt thoáng thì ta có thể dùng loại cảm biến siêu âm.

Cảm biến siêu âm đo mức giá rẻ:

Đây được xem là loại cảm biến phổ biến bậc nhất và cũng được lựa chọn nhiều nhất khi nghĩ đến việc đo mức nước thải, hoá chất.

Lý do vì sao?

Thứ nhất là vì loại cảm biến này với đặc điểm là đo mức mà không cần tiếp xúc với chất cần đo như các loại cảm biến khác. Mà không tiếp xúc thì chúng ta biết đó, sẽ…rất là… an toàn.

Thứ hai nữa là vì loại cảm biến này có độ chính xác rất cao; sai số của nó chỉ là 0,15% trên toàn dải đo. Nên ta hoàn toàn có thể yên tâm về phép đo.

Tuy ưu điểm là vậy nhưng cảm biến này vẫn có một vài những nhược điểm nhất định như sau:

  • Vị trí lắp đặt cảm biến yêu cầu phải rộng rãi,thoáng. Bởi vì cảm biến là dạng phát sóng. Nên nếu trong quá trình đo, có 1 vật nào chắn ngang thì phép đo sẽ bị sai. Ví dụ như trong bồn chứa có cánh quạt, hay cánh khuấy thì ta sẽ không dùng được.
  • Đối với những hoá chất có nhiệt độ cao thì không dùng cảm biến siêu âm được. Bởi vì loại cảm biến siêu âm chỉ chịu được mức nhiệt độ tối đa là 60-70 độ C mà thôi.

Có thể tham khảo thêm về cảm biến đo mức siêu âm tại địa chỉ sau:

Cảm biến siêu âm đo mức

Cảm biến thuỷ tĩnh thả chìm:

Một loại cảm biến cũng phổ biến khi dùng đo nước thải chính là loại cảm biến dạng thả chìm; mà ta thường gọi là cảm biến thuỷ tĩnh.

Loại cảm biến này hoạt động dựa trên nguyên lý đo áp suất và quy đổi ra thành mét nước.

Đặc điểm nhận dạng của loại này là sẽ bao gồm 1 phần đầu lớn; dài và kèm theo vài mét cáp đi kèm.

Ưu điểm của loại cảm biến này như sau:

  • Lắp đặt đơn giản, chỉ cần thả xuống vị trí cần đo là được.
  • Tín hiệu output dạng 4-20mA, có thể đọc ở bất kỳ bộ đọc nào hiện có trên thị trường.
  • Giá thành tương đối rẻ.

Ngoài những ưu điểm trên thì cảm biến này sẽ có 1 số nhược điểm như:

  • Không tự thay đổi được thang đo. Ta cần đặt chính xác thang đo cần dùng khi đặt hàng với hãng.
  • Cảm biến đa phần chỉ dùng cho loại nước thải đã qua xử lý. Còn đối với nước thải chưa xử lý thì mình khuyên thật lòng là không nên dùng loại này để tránh hư hỏng.

Tham khảo thêm về cảm biến tại địa chỉ:

Cảm biến đo mức dạng thuỷ tĩnh

Cảm biến điện dung đo mức nước thải:

Đối với cảm biến điện dung thì loại cảm biến này dùng được cho hầu hết các loại môi trường hiện nay. Với ưu điểm là đơn giản, dễ lắp đặt, dễ sử dụng, lọai cảm biến này cũng được dùng khá nhiều. Tuy nhiên đối với môi trường nước thải thì mình thấy cũng ít người dùng. Chủ yếu loại cảm biến điện dung thường được dùng trong môi trường hoá chất ăn mòn là nhiều nhất.

Tham khảo thêm về cảm biến điện dung tại địa chỉ:

Cảm biến đo mức chất lỏng

Trên đây là một vài những loại cảm biến chuyên dùng để đo nước thải. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn một vài những thông tin bổ ích.

Nếu có điều gì sai sót trong bài viết; hãy giúp mình sửa chữa bằng cách comment bên dưới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *